Người xem có thể sẽ "nhìn thấy bóng dáng của chính mình" trong từng bức hình.
Cuộc sống hiện đại ngày nay phong phú và đầy đủ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng mang lại nhiều vấn đề đáng suy ngẫm trong hành vi và lối sống của con người.
John Holcroft - họa sĩ chuyên vẽ tranh minh họa cho nhiều hãng tin nổi tiếng như BBC hay The Guardian đã chọn một cách riêng để phản ánh chân thực những nhức nhối trong xã hội hiện đại.
Bộ sưu tập tranh minh họa của John được thể hiện theo phong cách tranh quảng cáo từ thập niên 1950, khắc họa những thói quen, đặc điểm của cuộc sống con người hiện đại một cách châm biếm, hài hước nhưng rất sâu sắc.
Qua mỗi bức hình, người xem đều có thể cảm thấy sự gần gũi và nhận ra đâu đó bóng dáng của chính mình trong đó.
Có thể coi nút LIKE trên Facebook chính là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho xu thế “huyễn hoặc” bản thân. Thay vì chú ý tới cuộc sống ở đời thực, có rất nhiều người cố gắng xây dựng hình ảnh bản thân qua thế giới ảo, coi số LIKE là thước đo bản thân, là công cụ thể hiện cái tôi của chính mình.
Tiền cũng được cho là một công cụ để “nâng giá trị” của con người. Một bộ phận không nhỏ trong xã hội ngày nay sử dụng vật chất là thước đo khẳng định đẳng cấp và giá trị.
Cuộc sống hiện đại đồng nghĩa với việc con người lãng phí quá nhiều thời gian cho những thiết bị công nghệ như tivi, điện thoại mà không nhận ra rằng, điều này không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn làm ta xa dần mối quan hệ đời thường.
Tác giả cũng đã phần nào khắc họa sự nhức nhối trong ngành y tế - rất nhiều bác sĩ dường như chỉ nhớ tới y đức khi được “nạp năng lượng”.
Trẻ em thì phải học, dù muốn hay không. Đây chính là ví dụ minh họa cho hiện tượng tâm lí đám đông, khi tất cả mọi người đều phải tham gia một guồng máy giống nhau, thay vì tự do bộc lộ và làm theo sở thích cá nhân.
Nếu bước ra khỏi quỹ đạo đó, chúng ta có thể phải đối mặt với nguy cơ bị đánh giá là kẻ lập dị, khác người.
Con người đều có công thức chung về “hạnh phúc”: sức khỏe, tình yêu, công việc, tiền bạc và sự giải trí. Tuy nhiên, không giống như những sản phẩm nằm sẵn trong một chiếc hộp trọn gói, việc chạm tới tất cả những giá trị đó chẳng hề đơn giản.
Sẽ không khó để chúng ta bắt gặp những thông điệp như “Độc thân là nhất”, “Độc thân nhưng không cô độc” ở những người chưa gặp may mắn tìm thấy tình yêu. Tuy nhiên, những khẩu hiệu mạnh mẽ và quyết liệt đó có thể chỉ là cách che giấu nỗi cô đơn và buồn tủi mà thôi.
Sau khi uống khá nhiều bia, người đàn ông to béo tự tưởng tượng rằng mình có cơ thể rắn rỏi, khỏe mạnh. Đây chính là hình ảnh ẩn dụ cho thực trạng rất nhiều người trong xã hội ngày nay có thói quen huyễn hoặc bản thân, trốn tránh nhìn nhận vào thực tế.
Nguồn: 9Gag, John Holcroft
0 nhận xét:
Đăng nhận xét